Theo kết quả bài đánh giá FRTE (Face Recognition Technology Evaluation) 1:N Identification công bố tháng 2/2024 do Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Mỹ (NIST) thực hiện, Trung tâm Dịch vụ dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (Viettel AI) vào top 10 tại 5 trên 8 hạng mục, trong đó xếp hạng 4 thế giới, hạng 1 Việt Nam tại hạng mục Mugshot Profile 90 (nhận diện khuôn mặt ở góc nghiêng).

Vượt khó để xây dựng công nghệ nhận diện gương mặt toàn diện

Bài đánh giá FRTE bao gồm 8 hạng mục, chính là 8 bài toán tìm kiếm và nhận diện khuôn mặt trong các điều kiện khác nhau như ảnh chụp không chính diện, độ phân giải thấp, ánh sáng kém… Mỗi hạng mục lại là một bài toán khó bởi những điều kiện không lý tưởng như vậy đều ảnh hưởng đến độ chính xác và hiệu suất của công nghệ.

Với hạng mục Mugshot Profile 90 độ, các khuôn mặt bị xoay ngang một góc 90 độ, chỉ còn một nửa khuôn mặt được đưa vào nhận diện. Khi đó, đặc trưng của khuôn mặt cũng giảm đi một nửa, rất dễ nhận diện nhầm hoặc không thể nhận diện được.

Không chỉ vậy, bài đánh giá NIST đặt ra nhiều tiêu chuẩn khắt khe để tìm ra phương pháp vừa chính xác về nhận diện vừa tối ưu về mặt thời gian xử lý, đảm bảo khả năng ứng dụng thực tiễn cao. Các giải pháp được yêu cầu xử lý trên tệp dữ liệu lên tới 12 triệu người với độ phức tạp cao khi có nhiều khuôn mặt có đặc điểm giống nhau.

“Không gian tìm kiếm lớn và nhiều trường hợp khó như vậy sẽ đòi hỏi nhiều thời gian xử lýFrom: web game casino. Tuy nhiên, bài đánh giá giới hạn thời gian xử lý một ảnh đầu vào chỉ 1,5 giây, là một áp lực không nhỏ đối với đội thi”, anh Phạm Đắc Quyền, kỹ sư AI, Khối Nền tảng Trí tuệ nhân tạo, Viettel AI chia sẻ.

Nhờ liên tục nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình phát triển sản phẩm, các kỹ sư Viettel AI đã từng bước gỡ rối để đưa ra được công nghệ cuối cùng hoàn thiện nhất.

Lý giải về kết quả ấn tượng vào top 10 thế giới tại 5 trên 8 hạng mục, đạt top 4 thế giới và top 1 Việt Nam tại hạng mục Mugshot Profile 90 độ, đại diện nhóm nghiên cứu tại Viettel AI chia sẻ: “Viettel AI hướng đến xây dựng một phương pháp tổng quát, có thể nhận diện gương mặt trong nhiều điều kiện, thay vì tập trung tìm giải pháp chỉ để giải quyết 1-2 bài toán chuyên biệt”.

Các kỹ sư đã rà soát tất cả các bước trong chu trình nhận diện khuôn mặt, xác định bước ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả cuối cùng để tập trung tối ưu, thay vì dành nhiều thời gian cố gắng cải thiện từng bước trong chu trình.

Nhờ tập trung phát triển công nghệ một cách toàn diện, cho phép nhận diện khuôn mặt trong nhiều điều kiện không lý tưởng, Viettel AI đã xử lý các bài toán tìm kiếm, nhận diện khuôn mặt số lượng lớn, chỉ mất dưới 1,5 giây để tìm ra một khuôn mặt trên tệp dữ liệu hàng chục triệu người.

Người Việt làm chủ công nghệ và vươn tầm thế giới

Công nghệ tìm kiếm và nhận diện khuôn mặt ứng dụng trong các sản phẩm dịch vụ của Viettel AI như Viettel eKYC – dịch vụ xác thực và định danh điện tử cho phép người dùng đăng ký và sử dụng dịch vụ trực tiếp trên môi trường số mà không cần ra các điểm giao dịchFrom: web game casino. Công nghệ này có độ chính xác và bảo mật cao, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Nhờ khả năng nhận diện tốt khuôn mặt trong nhiều điều kiện, Viettel eKYC đã hỗ trợ tác vụ xác thực, đối chiếu khuôn mặt phục vụ hàng trăm nghìn lượt đăng ký tài khoản mới mỗi tháng và loại bỏ các trường hợp giả mạo khuôn mặt nhằm các mục đích bất chính.

Kết quả đánh giá của NIST cùng tiềm năng ứng dụng của công nghệ là lời khẳng định người Việt hoàn toàn có thể làm chủ các công nghệ AI hàng đầu và cạnh tranh cùng những công ty công nghệ lớn trên toàn thế giới. Trong tương lai, công nghệ tìm kiếm và nhận diện khuôn mặt sẽ có thể hỗ trợ công tác quản lý dân cư cho các tỉnh, thành phố như truy xuất tội phạm, phát hiện đối tượng tình nghi hay quản lý xuất nhập cảnh.

“Công nghệ của Viettel AI được ghi nhận đạt chuẩn quốc tế, chung bảng xếp hạng cùng với các đơn vị quốc tế hàng đầu, sẽ là động lực lớn để chúng tôi không ngừng cập nhật công nghệ, chinh phục các thứ hạng cao hơn và mở rộng tiềm năng ứng dụng trong thực tế”, đại diện nhóm nghiên cứu chia sẻ.

Không chỉ công nghệ nhận diện gương mặt, Viettel AI không ngừng phát triển, làm chủ các công nghệ AI lõi khác, hướng tới xây dựng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ AI thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện cho Chính phủ và các doanh nghiệp.

Không chỉ gói gọn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, Viettel AI hướng tới đưa các sản phẩm, dịch vụ AI của người Việt xuất khẩu ra nước ngoài, ghi dấu ấn AI Việt trên bản đồ thế giới.