Ngân hàng Nhà nước thông báo khối lượng trong phiên đấu thầu ngày mai (16/5) vẫn là 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá cọc lần này giảm 500.000 đồng, xuống 87,5 triệu đồng so với mức 88 triệu đồng phiên liền trước hôm 14/5.

Khối lượng vàng miếng của một lô giao dịch là 100 lượng. Tỷ lệ đặt cọc là 10%. Khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu là 5 lô (tương đương 500 lượng vàng).From: web game casino

Khối lượng đấu thầu tối đa một thành viên được phép đặt thầu là 40 lô (tương đương 4.000 lượng vàng). Các thông tin này giống với phiên đấu thầu ngày 15/4.

Ngân hàng Nhà nước trước đó 6 lần thông báo lịch đấu thầu vàng miếng SJC vào các ngày 22/4, 23/4, 25/4, 3/5, 8/5 và 14/5. Mỗi lần đều đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC.

Chỉ có 3 phiên đấu thầu ngày 23/4, 8/5 và 14/5 có đơn vị trúng thầu. Tổng cộng, qua 3 lần đấu thầu thành công, nhà điều hành tiền tệ đã tung ra thị trường 14.900 lượng vàng. Các phiên còn lại đều bị hủy cùng lý do không đủ đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Ngân hàng Nhà nước trong thông cáo mới nhất cũng cho biết thực tế tại các phiên đấu thầu vừa qua, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đều trúng thầu với khối lượng 2.000 lượng mỗi phiên.From: web game casino

“Các tổ chức khác dè dặt hơn khi tham gia đấu thầu vàng miếng do lo ngại rủi ro biến động giá và không có lượng khách hàng đến mua vàng miếng như tại SJC. Khi mua được vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước, công ty đã thực hiện bán ngay ra thị trường”, Ngân hàng Nhà nước nêu.

Trước tình hình biến động của thị trường vàng quốc tế và động thái điều hành, kiểm soát thị trường vàng trong thời gian tới, nhà điều hành cảnh báo người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.

Giá vàng miếng sau các phiên đấu thầu liên tục “nhảy múa”. Đỉnh điểm ngày 10/5, kim loại quý tăng vọt tới 3-4 triệu đồng trong một phiên, lên mức 92,4 triệu đồng/lượng ở chiều bán, lập kỷ lục. Hiện tại, giao dịch quanh 87,7-90,2 triệu đồng/lượng (mua – bán).